Chị biết, nhiệm kỳ vừa qua của mình trải qua không
biết bao nhiêu sóng gió nhưng chị vẫn
trụ vững. Còn nhớ, cuối nhiệm kỳ trước, bác Sơn đau yếu như thế nhưng vẫn dõi
theo Đại hội IX, bác kì vọng vào một thế hệ mới trẻ trung.
Nhưng
mọi kỳ vọng của bác Sơn đã đổ bể bởi sự cực đoan, bảo thủ, cố chấp và bản năng
như một con bọ cạp của chị. Thẳng thắn đấy, yêu ghét rõ ràng đấy nhưng chị
không chịu nổi một người nào đó phê bình chị, dù nhẹ nhàng, chị cũng không chịu
được ý kiến đi, ý kiến lại, chị muốn ý của chị là tối cao. Chị sẽ tìm cách cho
họ biết thế nào là quyền lực. Một mình chị ngồi hai ghế, có hề gì, không ai
ngồi thì mình ngồi thôi.
Mấy
nhân viên cấp dưới cũng đã bị chị làm cho lên bờ xuống ruộng. Nhưng khốn thay,
chị cũng tơi bời không kém vì chúng gởi đơn từ đi khắp nơi. Các cuộc họp cơ
quan không ai nể nang chị nữa, chửi nhau như xé giẻ nhưng chị quyết không công nhận
là cơ quan mất đoàn kết. Đích thân Bí thư Tỉnh ủy về kiểm điểm, thôi thì đến
nước này chị nhận là: “có dấu hiệu mất đoàn kết nhưng chưa nghiêm trọng”. Chị
nghĩ: “Nó phải rút súng bắn vào đầu mình như vụ Yên Bái mới là nghiêm trọng
chứ, chị em chưởi nhau để sau này về hưu còn nhớ nhau, nghiêm trọng là nghiêm
trọng thế nào”. Bí thư tỉnh ủy ra về, đâu lại vào đấy. Nên chị cũng phải có
“chiến lược về con người”.
Có mấy tay hội viên hay cãi, thậm chí bới
chị những việc không mấy tốt đẹp, chị cay lắm nhưng bọn chúng ngoài cơ quan,
chị “bố thí” cho một số quyền lợi nên đã im dần. Nhưng cũng phải kiếm cho được
một số tay chân thân tín. Chị nhắm đến trưởng Ban Văn, một nhà văn có uy tín, người
thứ hai là một phó giáo sư, cũng là một con người mẫu mực. Chị thu phục họ bằng
cách chịu khó kiềm chế cái bản năng đố kị, khinh người và ích kỉ của mình nên
chị lợi dụng được họ, che mắt họ. Bởi hơn ai hết, chị hiểu, nếu chống lại hai
người này thì mình chỉ có xách dép đứng đường.
Chừng
đó con người cũng chưa đủ, chị lôi kéo thêm D, Trưởng ban Kiểm tra. Ban này
thực chất bù nhìn vì chẳng bao giờ kiểm tra gì sất. Chị tiêu pha bao nhiêu, cho
ai, làm việc gì là quyền của chị nhưng khi cần bảo vệ chị thì Ban Kiểm tra sẽ
là một tấm khiên vững chắc. D vốn là một kẻ võ biền, có tính khảng khái, cũng
được nhiều anh em trong Hội tôn trọng. Chị tỉ tê với D về những kẻ quấy rối
chị, rằng chị đáng thương lắm, làm máu giang hồ của D nổi lên. Trưởng ban KT
quyết tâm không để kẻ nào đụng tới chị. D trung thành với chị bằng tất cả lòng
trung trinh của một tay anh chị, vô tư, vô điều kiện.
Một
trưởng ban khác cũng rất xông xáo mà chị cũng muốn nắm. Truyền, tên của Trưởng
ban Mỹ thuật, một họa sỹ có tài nhưng yếu bóng vía. Không cần lôi kéo truyền
như trưởng Ban Văn và vị phó GS kia vì Truyền, tuy nhiều tuổi hơn chị, nhưng
chưa đủ tuổi làm bề trên của chị. Truyền cũng không có được cái khí chất giang
hồ như D nên chị dùng chiêu khác: một chút bổng lộc, một chút vuốt ve, một chút
dọa nạt... thế là Truyền làm đàn em chị Lúc nào không biết. Ngay cả khi Truyền
và D được Ban bỏ phiếu đề nghị Chủ tịch Tỉnh tặng bằng khen nhưng chị nghĩ: suất
ấy để người khác, rồi chị tự ý đưa người khác vào, chẳng cần bất cứ lá phiếu
nào cúa Ban nào.
Thế là
lực lượng kha khá, ngoài những chức sắc đó ra còn nhiều người vẫn được chị ban
phát, họ vẫn thường hay lui tới phòng chị, chịu khó nghe chị kể tội cấp dưới
một chút là sẽ có quyền lợi: người thì giải thơ thiếu nhi, người thì giải tác
phẩm xuất sắc trên tạp chí, người thì chị cho đi trại nhiều nhiều, người thì
chị tích cực làm hồ sơ hỗ trợ sáng tác... ai cũng hớn hở. Mấy tay trước đây
“bất đồng chính kiến” với chị qua vụ chấm giải HXH mà không dính, đâm đơn này,
đơn nọ nay đã ngoan ngoãn, chị đi đâu theo đó, nói gì dạ đó, mặc dù nhiều kẻ đã
già. Trong khi đó, phần nhiều hội viên ngoan hiền thì muốn đăng một bài thơ 4
câu trên tạp chí cũng khó, chứ đi trại thì chờ mọt xương. Chị nghĩ, trồng tre
đỡ một phía, trồng mía đỡ một bên, chị đưa anh chị ruột của mình vào Hội, rồi
xét giải tác phẩm xuất sắc, rồi đưa đi trại, rồi chọn dự thi gải báo chí của
tỉnh. À mà còn ông anh lái xe nữa, phải tăng lương cho ổng, cho phép ổng ở nhà
chơi hưởng lương tháng còn cao hơn lương viên chức co quan. Mỗi tháng anh chỉ
cần đi một chuyến, có tháng không phải đi, đã có chị anh lo gì. Tạp vụ ngày làm
8 tiếng ư ? Bảo vệ 24/24 ư ? Không. Ngân sách không phải để tăng lương cho
người ngoài.
Chuẩn bị
đại hội, chị nhanh chóng phải tìm cách gạt những kẻ chị không ưa ra khỏi danh
sách cơ cấu nhân sự. Chị đếm: trưởng Ban Ảnh, trưởng Ban Thơ, trưởng Bạn Hội
viên thực sự là “thế lực thù địch”. Nhưng muốn đưa ra cũng không dễ vì Ban thơ
ủng hộ trưởng ban mình, chị tặc lưỡi, “một cây làm chẳng nên non”, chị sẽ hạ đo
ván bất cứ lúc nào. Khốn nỗi chị chưa kịp hạ đo ván đối thủ thì đã có kẻ hạ
chị. Hôm họp Ban Thơ, không biết cái ban này ăn gì mà chửi chị hay như thơ. Chị
can đảm ngồi nghe, chị hiểu, nếu nóng nảy thì cái ghế của chị sẽ cất cánh lúc
nào không biết. Chị còn phải lo thành lập ban Tổ chức Đại hội, những kẻ chướng
mắt là chị gạt ra rìa hết. Chị đưa vào Ban Tổ chức những thằng nhãi nhép mà chị
biết rằng, có cho tiền cũng không dám cãi chị. Rồi sắp tới Ban Kiểm phiếu là ai,
cách kiểm như thế nào... chị liệu tính hết.
****
Đại hội Võ Lâm diễn ra gay gắt, quyết liệt và
nóng bỏng nhưng đưới sự có mặt chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh nên cuối cùng cũng
thành công. Chị vẫn trúng cử vào BCH, được cơ cấu vào Ban thường vụ, rồi tiếp
tục được tín nhiệm. Chị lại ngồi một mình hai ghế. Đây là nhiệm kỳ thứ hai, và
cũng là nhiệm kỳ cuối của chị, chị không việc gì phải nhịn ai nữa, chị còn gì
để chị mất nữa đâu mà nhịn. Chị lại tự tung tự tác, liều lĩnh, trắng trợn và
thô bạo hơn xưa.
Những
người tâm huyết giúp đỡ chị hết sức bất bình nhưng bất lực. Họ giận mình hơn là
giận chị. Nhà văn già từ đó thường lên chùa Cần Linh cầu kinh niệm phật. Vị phó
giáo sư thì trở nên tự kỷ, ai hỏi gì cũng không nói. Trưởng Ban Kiểm tra đắm
chìm trong men rượu. Họa sỹ Truyền thì bị vợ ghen nên bỏ nhà ra đi. Hội như một
nấm mồ hoang lạnh lẽo, chỉ có những bóng ma lờn vờn quanh chị mỗi ngày....
Kim Dung - Nghệ An, 4/2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét