Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

Cà phê trộn pin – Màn truyền thông bẩn giúp Masan 1 lần nữa độc chiếm thị trường?

Masan từng nhiều lần bị vạch trần “chiến dịch truyền thông bẩn” đánh lừa người tiêu dùng, chơi xấu đối thủ cạnh tranh nhằm giành thế độc tôn trên thị trường với các sản phẩm: nước tương không chứa 3mcpd, nước mắm không chứa thạch tín, hạt nêm không bột ngọt,… Ít ai biết rằng, cà phê chính là mặt hàng đang được Masan Group đầu tư khi tập đoàn này mới mua 98,49% cổ phần tại Vinacafe Biên Hòa hồi tháng 12/2017. Vậy phải chăng vụ cà phê trộn pin vừa qua lại là chiến dịch PR bẩn của Masan để “tẩy chay” một loạt các nhãn hiệu cà phê khác, đồng thời tung ra chiến dịch tiếp thị cho sản phẩm mới “CÀ PHÊ KHÔNG CHẤT ĐỘC HẠI”?
Vụ cà phê trộn pin vừa qua lại là chiến dịch PR bẩn của Masan để “tẩy chay” một loạt các nhãn hiệu cà phê khác, đồng thời tung ra chiến dịch tiếp thị cho sản phẩm mới “CÀ PHÊ KHÔNG CHẤT ĐỘC HẠI”?
Trước khi nói đến vụ cà phê trộn pin con Ó, xin sơ lược qua các vụ truyền thông đen có nhuốm bàn tay lông lá của Masan:
1. Vụ nước tương không chứa 3mcpd
Tháng 5/2007, sự kiện “Nước tương lên men truyền thống chứa chất gây ung thư 3-MPCD” bắt đầu được báo chí đăng rầm rộ. Hầu hết các báo giấy và báo điện tử lớn đều có tham gia vụ này. Ngay sau đó, sản phẩm nước tương Masan rầm rộ ra lò với slogan đánh vào tâm lý người dùng: “Nước tương không chứa 3-MPCD”. Công bố các “nghiên cứu” kết luận: nước tương công nghiệp không có 3-MCPD, các nước tương truyền thống chứa 3-MCPD vượt ngưỡng cho phép. Sau đó, quảng cáo tiền tấn trên giờ vàng Tivi, trên nhiều trang báo Chinsu, Tam Thái Tử không chứa 3-MCPD. Hệ quả là: Nước tương công nghiệp của Masan có mặt trong tất cả các bếp ăn gia đình. Thành công vang dội.
2. Vụ “nước mắm có Asen” hồi năm 2016.
Báo chí rầm rộ loan tin “nước mắm công nghiệp chứa hơn 20 hóa chất độc hại”. Thế rồi một đợt thanh tra toàn diện ngành nước mắm diễn ra. Trong 2 ngày từ 15-17/10/2016, Vinatas (Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam) thông báo tiến hành lấy mẫu nước mắm trên thị trường để kiểm nghiệm. Ngày 17/10 Vinatas cho họp báo và kết luận: 67% mẫu nước mắm kiểm nghiệm có hàm lượng Asen vượt ngưỡng (Tất nhiên không thèm nói rõ: đó là asen hữu cơ, không độc). Ngày 17/10, báo chí đồng loạt đưa tin 67% nước mắm truyền thống có hàm lượng Asen vượt ngưỡng cho phép. (Đi đầu là báo Thanh Niên). Tận dụng thời cơ, ngày 20/10 Masan tung quảng cáo nước mắm Chinsu, Nam Ngư an toàn, không có độc tố Asen.
Lần này, Masan với truyền thông bẩn đã không “thắng lớn” như vụ nước tương 3-MPCD, vì chiến dịch trên đã sớm bị vạch mặt. Tuy nhiên, cả Masan và Hội Tiêu chuẩn và hại người tiêu dùng Việt Nam-Vinatas đều bình yên vô sự, không thấy ai bị khởi tố hay chịu trách nhiệm, kể cả những tờ báo loan tin bất chấp thực hư cũng im như hến.
3. Câu chuyện cà phê trộn pin con Ó 
Ngày 5/12/2017, Masan Group (MSN) cho biết công ty con của Tập đoàn này trong lĩnh vực sản xuất đồ uống không cồn là Masan Beverage sẽ tiến hành chào mua công khai toàn bộ cổ phần của CTCP Vinacafe Biên Hòa (VCF) để tăng tỷ lệ sở hữu từ mức hiện tại là 68,5% lên 100%. Theo tìm hiểu cơ cấu cổ đông, đến ngày 6/2/2018, tỷ lệ sở hữu của Masan tại Vinacafe Biên Hòa đã lên đến 98.49%. Hiện Vinacafe là cổ phiếu có thị giá cao trên thị trường chứng khoán Việt.
Theo tìm hiểu cơ cấu cổ đông, đến ngày 6/2/2018, tỷ lệ sở hữu của Masan tại Vinacafe Biên Hòa đã lên đến 98.49%
Trước đó, lây bệnh quảng cáo của Masan, Vinacafe cũng từng gây xôn xao dư luận khi có nhiều đoạn clip “mật ngọt”, nhằm khẳng định chỉ có cà phê của mình là THẬT và ngon nhất. Qua bài học từ Masan, liệu các quảng cáo trên cũng là trò bẩn đánh lừa người tiêu dùng về khái niệm cà phê THẬT?
Ít ai biết rằng, chiến dịch của Masan xuất phát từ trước khi vụ cà phê pin con ó. Đó câu chuyện ly hôn của vợ chồng ông bà Vũ – Thảo, chủ thương hiệu nổi tiếng Trung Nguyên, một câu chuyện đời tư bình thường bỗng nhiên bị thổi phồng một cách quá đáng. Rồi hàng loạt các vụ việc được thêu dệt nào là ông Vũ bị tâm thần, bà Thảo cặp với một ông trước làm cho Trung Nguyên sau về đầu quân cho Masan… Thế rồi thương hiệu Trung Nguyên bị ảnh hưởng, kết quả kinh doanh bết bát, mà không ít lời đồn đoán được cho là có bàn tay nhơ bẩn của kẻ chuyên đi chơi xấu đối thủ là Masan.
Đó mới là bước đệm của cuộc chiến truyền thông, khi Trung Nguyên đang lao đao, một con át chủ bài lập tức được tung ra: cà phê rang xay thủ công tẩm pin con Ó. Hàng loạt các tờ báo ồ ạt nhảy vào cuộc bằng những bài viết bất chấp mâu thuẫn, thiếu logic “Số cà phê sau khi được nhuộm đen đem rang rồi xay, đóng gói bán ra thị trường… lên đến vài tấn”. Thế rồi một loạt bài viết “tẩy chay” thức uống cà phê diễn ra, tương tự như đối với nước mắm và nước tương đã kể trên. Nhưng lần này là loạt bài đến từ tờ soạn báo Tuổi Trẻ. Loạt bài viết của Tuổi Trẻ làm người viết nhớ tới chiến dịch bài bản chịu đấm ăn xôi vì cục tiền quá bự nhằm oánh nước mắm truyền thống của báo Thanh Niên, để rồi sau đó cắn răng chịu phạt. Tuổi Trẻ tại sao lại đi theo vết xe đổ của Thanh Niên, phải chăng là vì thù lao viết bài quá lớn?
Hàng loạt các bài báo của Tuổi trẻ nhắm vào vụ cà phê trộn pin
Hàng loạt các bài báo của Tuổi trẻ nhắm vào vụ cà phê trộn pin
Hàng loạt các bài báo của Tuổi trẻ nhắm vào vụ cà phê trộn pin
Hàng loạt các bài báo của Tuổi trẻ nhắm vào vụ cà phê trộn pin
Chuyện cà phê bẩn trộn nguyên liệu không hề hiếm, tuy nhiên nó không đến mức vô lý như vụ cà phê chứa pin mà báo chí đang cố tình làm quá lên thời gian qua. Người ta có nhiều cách để làm cà phê giá rẻ. Phổ biến nhất là dùng bắp và đậu nành cùng với sự hỗ trợ của phụ gia, hóa chất hết sức tiện lợi. Cà phê trộn pin không những không uống nổi vì vị và mùi rất hắc, mà còn tốn chi phí rất cao chứ không hề rẻ. Vậy họ phải trộn cà phê với pin là gì khi lợi nhuận mang lại không cao?
Đáng chú ý, hiện nay Masan đang trong tình trạng kinh doanh không mấy khả quan. Một số chỉ tiêu tài chính như tiền và các khoản tương đương tiền của Tập đoàn giảm gần một nửa còn 8.057 tỷ đồng tính đến ngày 31/12/2017. Mức giảm này chủ yếu do doanh thu và lợi nhuận giảm, cùng một số khoản chi tiền mặt lớn bao gồm chia trả cổ tức, mua lại cổ phiếu quỹ và trả các khoản vay được bù đắp bởi khoản thu (từ khoản huy động vốn từ KKR nhằm bán cổ phần MNS hay bán trái phiếu chuyển đổi của Techcombank). Do vậy, chiến dịch truyền thông đen lần này hoàn toàn có khả năng là do Masan một tay giựt dây điều phối nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh cho sản phẩm cà phê mới, kiếm lại những khoản lợi nhuận đã mất.
Vậy, slogan quảng cáo cho sản phẩm mới ra đời, sau cuộc chiến bẩn nhắm vào cafe lần này của Masan là gì? Là “Cà phê không chất độc hại”: Công thức marketing bí truyền “đánh vào nỗi sợ hãi” của người dùng?
(ANTT / Cafebiz)
Nguồn : redvn.info

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Dự án Cầu Cửa Hội: Dấu hỏi chất lượng nền đường từ nhà thầu phụ?

Công trình Cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam (nối Nghệ An và Hà Tĩnh) dự kiến hợp long vào tháng 9/2020 sau hơn 1 năm thi công. Trong đó, gói ...