Thương hiệu và Pháp luật nhận được phản ánh của Ngư dân xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu (Nghệ An), về việc lực lượng Kiểm ngư (thuộc Chi cục Thủy sản Nghệ An) tạm giữ tàu đánh cá để xử lý vi phạm hành chính, nhưng lại để tàu chìm không rõ nguyên nhân, đền bù không thỏa đáng và có hay không "khuất tất" việc xử lý vi phạm hành chính?
Gia đình anh Nguyễn Văn Tuyên và anh Lê Văn Hà, trú tại thôn Tây Lộc, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu (Nghệ An) và nhiều Ngư dân đã phản ánh sự việc trên đến Thương hiệu và Pháp luật.
Theo đó, gia đình anh Tuyên có mua lại của anh Hà chiếc tàu đánh cá vỏ gỗ loại nhỏ, có số hiệu NA - 2018.TS. Ngày 17/02/2019 lực lượng Kiểm ngư thuộc Chi cục Thủy sản Nghệ An đã tạm giữ tàu này vì vi phạm hành chính trong lĩnh vực đánh bắt thủy sản và kéo về trạm Kiểm ngư.
Theo anh Tuyên, sau khi tàu đánh cá của gia đình anh bị lực lượng Kiểm ngư bắt, kéo về trạm (Trạm đóng tại xã Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, Nghệ An) và lập biên bản tạm giữ, ra quyết định xử phạt là 12.000.000 đồng. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh Tuyên lên bờ đi về nhà để vay tiền nộp phạt.
Đến ngày 21/02, anh Tuyên đến nộp phạt để lấy tàu về, khi đến nơi tàu neo đậu thì không thấy tàu đâu. Lúc này anh hỏi thì được anh Tuấn và anh Hợi, cán bộ Kiểm ngư thông báo là tàu đã được kéo sang Trạm Biên phòng Nghi Thiết (thị xã Cửa Lò).
Khi đến trạm Biên phòng Nghi Thiết, nhìn khắp nơi không thấy tàu ở đâu, hỏi mãi mới biết được tin tàu mình đã bị chìm vào ngày 23/2. Anh Tuyên, cho biết: "Khi gặp lực lượng Kiểm ngư, họ bảo tôi tự đi trục vớt tàu nhưng tôi không chịu và tôi nói với cán bộ Kiểm ngư, ai kéo tàu đến đây, làm chìm thì phải chịu trách nhiệm trục vớt, đền bù thiệt hại cho tôi".
"Đây là khối tài sản lớn, phương tiện mưu sinh của cả gia đình chúng tôi, khi nghe tin tàu bị chìm mà tôi không thể cầm được nước mắt, tại sao lực lượng Kiểm ngư lại vô trách nhiệm đến như vậy", anh Tuyên nghẹn ngào.
Sau đó lực lượng Kiểm ngư trục vớt tàu lên, đến ngày 26/02 thì gọi đến bàn giao cho gia đình, điều này được thể hiện trong biên bản bàn giao phương tiện do ông Nguyễn Chí Lương - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Nghệ An, người đại diện của lực lượng Kiểm ngư.
Khi đến nhận tàu thì anh Tuyên đã phát hiện tàu bị thủng một số chỗ, định vị đã mất, bình ắc quy hỏng, và khoảng 200 lít dầu chạy máy cũng trôi mất. Phía cơ quan Kiểm ngư cũng đã khắc phục vá lại nhiều chỗ thủng của tàu, mua bình ắc quy mới nhưng riêng hệ thống máy định vị thì họ mang đến cho tôi một cái đã rất cũ, lạc hậu, ăng ten không có, nên tàu không thể hoạt động được, họ vẫn phạt tôi 12 triệu đồng.
Trong thời gian PV có mặt tại thôn Tây Lộc, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu (Nghệ An) thì bà con Ngư dân đã tập trung đến rất đông. Vấn đề mà ngư dân nơi đây trình bày và rất bức xúc đó là việc xử phạt vi phạm hành chính trong việc khai thác thủy sản của lực lượng Kiểm ngư Nghệ An. Đặc biệt mức xử phạt bằng tiền rất lớn, mỗi lần phạt từ 10-12 triệu đồng trên một phương tiện.
Chị Vũ Thị Thiết, cho biết: "người dân chúng tôi đa phần bám biển để sống, có đến khoảng hơn 90% các hộ đi biển đều cầm cố sổ đỏ, nhà cửa, vay mượn để đóng tàu và mua sắm ngư cụ mưu sinh. Nhưng vì trình độ hiểu biết, học hành ít nên khi ra giữa biển khơi mênh mông, thỉnh thoảng tàu đánh bắt có sai vị trí, đáng lẽ Kiểm ngư họ nhắc nhở nhưng họ lại phạt nặng quá, ngư dân khổ lắm".
Qua các loại giấy tờ như biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, giấy ủy quyền nộp tiền thay, giấy xác nhận nhờ nộp tiền... PV đã thu thập được, liệu có khuất tất trong việc thu tiền phạt mà các cán bộ Kiểm Ngư nhận trực tiếp từ ngư dân?
Sáng ngày 14/3, PV đã có cuộc làm việc với ông Nguyễn Chí Lương - Chi cục Trưởng, Chi cục Thủy sản tỉnh Nghệ An về hai vấn đề nêu trên mà ngư dân phản ánh.
Tại buổi làm việc, ông Lương cho biết: "Việc thứ nhất - về tàu của ngư dân sau khi lực lượng Kiểm ngư tạm giữ và bàn giao cho Trạm Biên phòng Nghi Thiết và bị chìm. Chúng tôi đã có biên bản bàn giao phương tiện cho Biên phòng (nhưng chưa xuất trình được biên bản này - PV). Còn việc đền bù thiệt hại cho tàu bị chìm của Ngư dân thì đã thực hiện đầy đủ, sửa chữa vỏ tàu bị thủng, cấp cho một định vị cũ và hỗ trợ cho hai can dầu 40 hay 60 lít gì đó, nghe anh em báo cáo lại như thế chứ tôi không rõ lắm. Vấn đề thứ hai là: Việc lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì chúng tôi làm đúng theo quy định của nhà nước. Các mẫu biên bản đều theo nghị định 81 và 97 nghị định Chính phủ. Chúng tôi tự in và viết theo mẫu được quy định đó".
Cũng tại buổi làm việc này, PV đề cập đến các loại giấy ủy quyền in sẵn và giấy nhận tiền viết tay của cán bộ Kiểm ngư thì ông Lương cho hay: "Ngư dân khi có phương tiện vi phạm hành chính thường đưa tiền cho anh em ở tàu đi nộp thay, vì họ không có điều kiện đi nộp phạt nên làm giấy ủy quyền và anh em viết giấy biên nhận tiền của dân là đúng."
Như vậy, phía sau những tờ biên bản vi phạm hành chính, các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, giấy ủy quyền nộp tiền thay và các giấy biên nhận tiền viết tay do cán bộ Kiểm ngư tự in hoặc tự viết ra có đúng luật?
Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin!
Hải Nguyễn-Hoàng Hiệp-Huy Lâm
Nguồn Thương hiệu và pháp luật
\
Trong thời gian PV có mặt tại thôn Tây Lộc, xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu (Nghệ An) thì bà con Ngư dân đã tập trung đến rất đông. Vấn đề mà ngư dân nơi đây trình bày và rất bức xúc đó là việc xử phạt vi phạm hành chính trong việc khai thác thủy sản của lực lượng Kiểm ngư Nghệ An. Đặc biệt mức xử phạt bằng tiền rất lớn, mỗi lần phạt từ 10-12 triệu đồng trên một phương tiện.
Chị Vũ Thị Thiết, cho biết: "người dân chúng tôi đa phần bám biển để sống, có đến khoảng hơn 90% các hộ đi biển đều cầm cố sổ đỏ, nhà cửa, vay mượn để đóng tàu và mua sắm ngư cụ mưu sinh. Nhưng vì trình độ hiểu biết, học hành ít nên khi ra giữa biển khơi mênh mông, thỉnh thoảng tàu đánh bắt có sai vị trí, đáng lẽ Kiểm ngư họ nhắc nhở nhưng họ lại phạt nặng quá, ngư dân khổ lắm".
Qua các loại giấy tờ như biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, giấy ủy quyền nộp tiền thay, giấy xác nhận nhờ nộp tiền... PV đã thu thập được, liệu có khuất tất trong việc thu tiền phạt mà các cán bộ Kiểm Ngư nhận trực tiếp từ ngư dân?
Sáng ngày 14/3, PV đã có cuộc làm việc với ông Nguyễn Chí Lương - Chi cục Trưởng, Chi cục Thủy sản tỉnh Nghệ An về hai vấn đề nêu trên mà ngư dân phản ánh.
Tại buổi làm việc, ông Lương cho biết: "Việc thứ nhất - về tàu của ngư dân sau khi lực lượng Kiểm ngư tạm giữ và bàn giao cho Trạm Biên phòng Nghi Thiết và bị chìm. Chúng tôi đã có biên bản bàn giao phương tiện cho Biên phòng (nhưng chưa xuất trình được biên bản này - PV). Còn việc đền bù thiệt hại cho tàu bị chìm của Ngư dân thì đã thực hiện đầy đủ, sửa chữa vỏ tàu bị thủng, cấp cho một định vị cũ và hỗ trợ cho hai can dầu 40 hay 60 lít gì đó, nghe anh em báo cáo lại như thế chứ tôi không rõ lắm. Vấn đề thứ hai là: Việc lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì chúng tôi làm đúng theo quy định của nhà nước. Các mẫu biên bản đều theo nghị định 81 và 97 nghị định Chính phủ. Chúng tôi tự in và viết theo mẫu được quy định đó".
Cũng tại buổi làm việc này, PV đề cập đến các loại giấy ủy quyền in sẵn và giấy nhận tiền viết tay của cán bộ Kiểm ngư thì ông Lương cho hay: "Ngư dân khi có phương tiện vi phạm hành chính thường đưa tiền cho anh em ở tàu đi nộp thay, vì họ không có điều kiện đi nộp phạt nên làm giấy ủy quyền và anh em viết giấy biên nhận tiền của dân là đúng."
Như vậy, phía sau những tờ biên bản vi phạm hành chính, các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, giấy ủy quyền nộp tiền thay và các giấy biên nhận tiền viết tay do cán bộ Kiểm ngư tự in hoặc tự viết ra có đúng luật?
Thương hiệu và Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét