Lập luận của các lãnh đạo báo chí ở cuộc họp giao ban về vụ tống tiền đoạt tình trong tiểu thuyết “Kiếp người” hoàn toàn y hệt không khí thực tế ngoài đời hơn 10 năm trước. Để báo chí bỏ qua một thông tin chấn động mà không phải dạng tuyệt mật quốc gia bị nghiêm cấm, không hề đơn giản. Người đứng ra dàn xếp phải đủ uy tín, đủ quyền lực và đủ mối quan hệ rộng khắp trong giới chính trị cũng như giới báo chí. Ở thời điểm ấy, làng báo Việt Nam chỉ có hai người có thể đảm đương được việc ấy, Hữu Ước – Tổng Biên tập tổ hợp báo chí Công An Nhân Dân và Nguyễn Công Khế - Tổng Biên tập báo Thanh Niên. Tuy nhiên, Nguyễn Công Khế ra tay thì tỉ lệ thành công 50-50, còn Hữu Ước ra tay thì thành công mỹ mãn!
__________________-
“KIẾP NGƯỜI” VÀ THỰC HƯ MỘT LÃNH ĐẠO BÁO CHÍ LẠM DỤNG TÌNH DỤC NỮ CỘNG TÁC VIÊN
TUY HÒA
Kỳ 2: Vì năm người phụ nữ, mà tha thứ một gã đàn ông đồi bại?
Nhân vật Đỗ Mão lập thành tích ngủ với gái rồi tống gái vào tù, có gốc gác như thế nào? Trong tiểu thuyết “Kiếp người”, Thanh Hữu cho biết: “Khi đưa thằng Mão từ nhà xuất bản về báo An Ninh toàn cầu, nó mới chỉ là thằng lính trơn. Và chưa đầy 4 năm sau nó lên ba chức: phó ban, trưởng ban và hiện tham gia trong Ban biên tập. Thằng Mão kém hắn đến 6 tuổi, mà bây giờ đã được đeo cấp hàm đại tá, tức là ngang với hắn…”. Tháo gỡ scandal cho đại tá Đỗ Mão, cũng là mở đường cho Thanh Hữu lên Tướng.
Tại cuộc họp giao ban báo chí do lãnh đạo Ban Tuyên giáo trung ương và Bộ Thông Tin Truyền thông chủ trì, đúng như Thanh Hữu dự đoán, các báo đã sôi sùng sục trước vụ bê bối của Đỗ Mão với cô cộng tác viên Hương. Tội danh của Đỗ Mão bị nhà báo Thanh Thuý- Phó Tổng Biên tập tờ Giới Trẻ, nhấn mạnh: “Là một người phụ nữ, tôi rất bức xúc về vấn đề này. Cô Hương là một cô gái lỡ thì, tập tọng làm được một hai bài thơ, đem lòng yêu một nhà báo – nhà văn có tiếng thì cũng là điều dễ hiểu. Nhưng mà rồi cô ấy lại đòi tiền anh Đỗ Mão thì nó phải có lý do gì chứ? Người phụ nữ Việt Nam chúng tôi chỉ khi nào bị dồn vào con đường cùng, con đường không lối thoát thì chúng tôi mới phản ứng, tự vệ… Nhưng bất luận vì lý do gì, đã ngủ với con người ta rồi còn tống con người ta vào tù là bất nhẫn. Tôi còn được biết là cô ấy đã mang một can xăng tới nhà anh Đỗ Mão, không phải là để đốt nhà anh Đỗ Mão hay đốt anh Đỗ Mão, mà là cô ấy định tự thiêu. Phẫn uất quá thì người phụ nữ họ mới làm như thế…”.
Rõ ràng, chính giới truyền thông cũng đau đớn vì sự đê hèn và bẩn thỉu của đại tá Đỗ Mão trong tư cách một lãnh đạo báo chí. Cũng chính nhà báo Thanh Thuý thẳng thắn trình bày quan niệm: “Mặc dù có anh Thanh Hữu – Tổng Biên tập báo Minh An ở đây, tôi vẫn có ý kiến thế này: Báo chí chúng ta là cơ quan ngôn luận của xã hội, mà đã là cơ quan ngôn luận của xã hội thì phải công bằng. Ngay trong giới báo chí của chúng ta, ai sai, có vi phạm pháp luật hay có những việc làm vi phạm đạo đức xã hội, làm băng hoại đạo đức xã hội thì ta càng phải lên án, cũng phải đưa lên công luận để cảnh báo và dự báo… Vậy thì sự việc của anh Đỗ Mão, dù anh có là gì đi chăng nữa thì sự thật là ngủ với con người ta rồi lại tống con người ta vào tù, là vô đạo đức. Tôi bất luận vì lý do gì, kể cả là việc cô gái mà anh Đỗ Mão đã ngủ có tống tiền thật đi chăng nữa. Nhưng ở vụ việc này, tôi đã cho phóng viên đi điều tra, gặp trực tiếp cô Hương – nạn nhân của anh Đỗ Mão. Thực chất không phải vụ tống tiền, mà nó là vụ phạt tình thì đúng hơn… Yêu cô chị lại còn muốn “tòm tem” với cô em thì người đàn bà nào chịu được. Chuyện đã như vậy, vụ án đã ầm ĩ cả nước rồi, tại sao báo chí chúng ta lại im lặng. Hay vì báo chí chúng ta bao che cho nhau, kể cả đó là tội ác…”.
Lập luận của nhà báo Thanh Thuý trong tiểu thuyết “Kiếp người” hoàn toàn y hệt không khí thực tế ngoài đời hơn 10 năm trước. Để báo chí bỏ qua một thông tin chấn động mà không phải dạng tuyệt mật quốc gia bị nghiêm cấm, không hề đơn giản. Người đứng ra dàn xếp phải đủ uy tín, đủ quyền lực và đủ mối quan hệ rộng khắp trong giới chính trị cũng như giới báo chí. Ở thời điểm ấy, làng báo Việt Nam chỉ có hai người có thể đảm đương được việc ấy, Hữu Ước – Tổng Biên tập tổ hợp báo chí Công An Nhân Dân và Nguyễn Công Khế - Tổng Biên tập báo Thanh Niên. Tuy nhiên, Nguyễn Công Khế ra tay thì tỉ lệ thành công 50-50, còn Hữu Ước ra tay thì thành công mỹ mãn!
Vậy, trong tiểu thuyết “Kiếp người”, Tổng Biên tập báo Minh An – Thanh Hữu đã dùng thuật thuyết khách gì để “trắng án” cho Đỗ Mão trước nguy cơ một trận búa rìu dư luận. Thanh Hữu đã vừa đấm vừa xoa cái tội của Đỗ Mão hòng vuốt ve các lãnh đạo báo chí khác, bằng ba đoạn hùng văn vừa tráng lệ vừa bi thương của một diễn giả bậc thầy.
Đoạn hùng văn thứ nhất của “hắn”:
“Thưa các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo, lãnh đạo Bộ Thông Tin Truyền Thông, thưa các đồng chí lãnh đạo các cơ quan báo chí! Tôi chỉ xin nói ngắn gọn thế này thôi. Việc của đồng chí Đỗ Mão của chúng tôi thì ai cũng biết rồi. Tôi không đi vào cụ thể nó thế nào, nói như chị Thanh Thuý của báo Giới Trẻ, nó đã làm xấu mặt cánh đàn ông chúng tôi. Và như vậy tức là anh Đỗ Mão sai. Sai và cách hành xử với phụ nữ như vậy là không được. Đó là việc mà ngay tôi đây với tư cách vừa là thủ trưởng vừa là người anh, tôi cũng không thể chấp nhận và không thể tha thứ. Tóm lại, anh Đỗ Mão sai thì rõ rồi, cần lên án, cần phê phán và cần phải xử lý kỷ luật nghiêm… Nhưng vụ này nhìn kỹ, nhìn sâu vào bản chất thì tôi thấy thế này, Đỗ Mão của chúng tôi là một nhà văn, một người có tài trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, không phải người hoạt động chính trị. Nó là người không xấu ( hắn nói ngẫu hứng nên tự nhiên hắn dùng từ “nó” từ lúc nào hắn không biết) việc nó làm nó không lường được hậu quả. Nó chỉ nghĩ đơn giản là làm sao thoát được cái việc cô Hương đòi tiền, nó bày trò không chịu trả nên cô Hương mới tống tiền. Tống tiền là vi phạm pháp luật, nó tính là cô Hương sẽ bị nhốt dăm bữa nửa tháng rồi sẽ được thả… Đơn giản chỉ thế thôi, ai ngờ hậu quả lại sang một hướng khác…”
Đoạn hùng văn thứ hai của “hắn”:
“Thưa các anh các chị, để xảy ra vụ việc này, ngành chúng tôi rất đau. Với báo Minh An thì đây là một tổn thất rất lớn về uy tín, về danh dự… Và nói thật là, chúng tôi cũng đã làm hổ danh làng báo chí. Tôi thành thật xin lỗi các cơ quan báo chí, các anh các chị lãnh đạo các cơ quan báo chí ngồi đây… Các anh các chị cứ yên tâm, Bộ tôi không bao giờ dung dưỡng, bao che cho các sai phạm của cán bộ, chiến sĩ vì chúng tôi là lực lượng vũ trang mà… Còn về báo chúng tôi, bước đầu chúng tôi đã bỏ tên đồng chí Đỗ Mão trong Ban Biên tập ra khỏi các ấn phẩm báo chí của chúng tôi...".
Đoạn hùng văn thứ ba của “hắn”:
Thưa các anh các chị, vấn đề mấu chốt của cuộc họp này là quyết định có cho vụ việc của anh Đỗ Mão “bung” ra công luận hay không, thì tôi có ý kiến thế này. Trước hết, tôi nghĩ rằng các báo đăng điều tra hay đưa tin về vụ việc này đều đúng, để cảnh báo một hiện tượng xuống cấp về đạo đức xã hội của người có chức, có quyền. Nhưng chúng ta thử nghĩ xem, nếu vụ này đưa ra dư luận thì được cái gì và mất cái gì? Cái mà tôi lo nhất chính là số phận của hai người đàn bà và ba đứa con gái. Hai người đàn bà là ai? Là vợ của anh Đỗ Mão và cô Hương. Còn ba đứa con gái, nói đúng ra là ba đứa trẻ, hai đứa con của anh Đỗ Mão và một đứa con gái của cô Hương. Ấy là chưa nói tới gia đình cô Hương, gia đình anh Đỗ Mão, cả một đống người. Người thì ở Hà Nội, người thì ở quê… Họ sống bình an thế nào được khi vụ việc bung ra be bét… Vấn đề cốt lõi ở chỗ đấy. Tôi đề nghị chúng ta phải cân nhắc kỹ. Theo tôi thì báo chí nên im lặng. Đã là một xã hội thì việc đó cũng là bình thường, có người tốt thì cũng có người xấu. Xấu thì phải xử lý, báo chí không đưa thì cơ quan chức năng cũng xử lý cơ mà… Còn việc của anh Đỗ Mão, tôi xin hứa là chúng tôi xử lý nghiêm túc. Không nên đăng báo để cứu năm người đàn bà, các anh các chị ạ. Tôi xin các anh các chị thế có được không?”.
Ba đoạn hùng văn của Tổng Biên tập báo Minh An có tác dụng thế nào? Mọi người trầm tư, và đành bấm bụng miễn cưỡng cho qua, đúng như lời một lãnh đạo báo chí có mặt trong cuộc họp giao ban ấy: “Chúng ta phải thương lấy năm người đàn bà! Bác đã xin thế thì bố chúng em cũng không làm khác được. Bố lại “thuốc” chúng em rồi…”.
(Mời đọc tiếp kỳ 3: Cứu vật thì vật trả ơn, cứu nhân thì nhân trả… gì?)
Nguồn Lê Thiếu Nhơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét